Tin tức & sự kiện

Cùng ENVIAPAC điểm lại các trường hợp được cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại Giấy phép môi trường (GPMT) theo quy định mới 2025 nhé:
Theo quy định tại Nghị định 05/2025/NĐ-CP (có hiệu lực ngày 06/01/2025) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 08/2022/NĐ-CP Quy định chi tiết một số điều của Luật bảo vệ môi trường: Căn cứ vào khoản 12, điều 1 của Nghị định 05/2025/NĐ-CP – sửa đổi bổ sung điều 30 của Nghị định 08/2022/NĐ-CP, các trường hợp được cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại Giấy phép môi trường bao gồm:
1. Cấp đổi Giấy phép môi trường (GPMT): Thay đổi tên dự án đầu tư , cơ sở hoặc chủ dự án đầu tư, cơ sở nhưng không thay đổi các nội dung khác quy định trong giấy phép được cấp đổi GPMT
2. Cơ sở thực hiện điều chỉnh Giấy phép môi trường GPMT trong thời hạn còn lại của giấy phép khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Thay đổi nội dung cấp phép, cụ thể thay đổi:
- Nguồn phát sinh nước thải; lưu lượng xả nước thải tối đa; dòng nước thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng nước thải; vị trí, phương thức xả nước thải và nguồn tiếp nhận nước thải;
- Nguồn phát sinh khí thải; lưu lượng xả khí thải tối đa; dòng khí thải; các chất ô nhiễm và giá trị giới hạn của các chất ô nhiễm theo dòng khí thải; vị trí, phương thức xả khí thải;
- Nguồn phát sinh và giá trị giới hạn đối với tiếng ồn, độ rung;
- Công trình, hệ thống thiết bị xử lý chất thải nguy hại; mã chất thải nguy hại và khối lượng được phép xử lý, số lượng trạm trung chuyển chất thải nguy hại, địa bàn hoạt động đối với dự án đầu tư, cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại;
- Loại, khối lượng phế liệu được phép nhập khẩu đối với dự án đầu tư, cơ sở có nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất.
Trừ trường hợp thay đổi giảm nội dung cấp phép môi trường hoặc thay đổi khối lượng, loại CTNH phát sinh. Trường hợp thay đổi giảm nội dung cấp phép môi trường, việc điều chỉnh GPMT được thực hiện khi có đề nghị của chủ dự án đầu tư, cơ sở. Trường hợp thay đổi khối lượng, loại CTNH phát sinh, chủ dự án đầu tư, cơ sở có trách nhiệm báo cáo việc thay đổi trong báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ của dự án, cơ sở;
b) Cơ sở có thay đổi tăng quy mô, công suất sản xuất, thay đổi công nghệ sản xuất:
- Tăng công suất sản xuất;
- Bổ sung dây chuyền, máy móc, thiết bị sản xuất để sản xuất ra nguyên, vật liệu phục vụ sản xuất hoặc sản xuất ra sản phẩm mới, trừ hạng mục công trình phụ trợ; bổ sung hạng mục cho thuê nhà xưởng trong trường hợp có tiếp nhận chất thải của đơn vị thuê nhà xưởng để xử lý;
- Tăng quy mô, công suất kinh doanh dịch vụ, cụ thể: tăng công suất xử lý chất thải đối với dự án thực hiện dịch vụ xử lý chất thải; tăng diện tích thuê nhà xưởng.
- Thay đổi công nghệ sản xuất sản phẩm; thay đổi công nghệ của hệ thống, thiết bị tái chế, xử lý chất thải để thực hiện dịch vụ tái chế, xử lý chất thải;
3. Đối tượng cấp lại giấy phép môi trường (GPMT): được quy định tại mục 5, điều 12 sửa đổi Điều 30 của Nghị định 05/2025/NĐ-CP:
- Có GPMT hết hạn
- Cơ sở có thay đổi tăng quy mô, công suất sản xuất, thay đổi công nghệ sản xuất (tương tự như điểm b) mục 2) dẫn đến làm gia tăng tác động xấu đến môi trường như:
+ Làm tăng tổng lưu lượng nước thải hoặc tổng lưu lượng bụi, khí thải xả ra môi trường khi dự án đi vào vận hành chính thức;
+ Làm gia tăng tác động xấu đến đa dạng sinh học, suy giảm đa dạng sinh học; gia tăng khả năng sạt lở, sụt lún, ngập lụt; gia tăng thải lượng thông số ô nhiễm có trong quy chuẩn kỹ thuật môi trường về chất lượng môi trường hoặc thay đổi cảnh quan thiên nhiên khu vực thực hiện dự án.
- Các thay đổi khác làm gia tăng tác động xấu đến môi trường:
+ tăng từ 10% lưu lượng nước thải, bụi, khí thải làm gia tăng thải lượng các thông số ô nhiễm về chất thải ra môi trường;
+ thay đổi vị trí xả trực tiếp nước thải sau xử lý vào nguồn nước có yêu cầu cao hơn về quy chuẩn xả thải;
+ bổ sung phương pháp tự tái chế, xử lý, đồng xử lý chất thải bằng công nghệ, công trình bảo vệ môi trường, thiết bị sản xuất sẵn có;
+ bổ sung hoạt động đồng xử lý chất thải rắn công nghiệp thông thường, chất thải rắn sinh hoạt để thực hiện dịch vụ xử lý chất thải;
+ thay thế hoặc bổ sung công trình, hệ thống, thiết bị tái chế, xử lý chất thải;
+ bổ sung loại chất thải nguy hại (trừ trường hợp bổ sung loại chất thải nguy hại có tính chất tương tự với chất thải nguy hại đã được cấp phép) đối với cơ sở thực hiện dịch vụ xử lý chất thải nguy hại; bổ sung loại, tăng khối lượng phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất;
+ bổ sung loại phế liệu nhập khẩu làm nguyên liệu sản xuất; bổ sung trạm trung chuyển chất thải nguy hại;
+ thay đổi công nghệ của hệ thống, công trình xử lý nước thải, bụi, khí thải, trừ trường hợp bổ sung thêm thiết bị hoặc công đoạn xử lý;
+ giảm quy mô hoặc không xây lắp công trình phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường của hệ thống xử lý nước thải.
Mong rằng bài viết sẽ cho bạn góc nhìn đầy đủ về các trường hợp phải cấp đổi, điều chỉnh, cấp lại GPMT, để đảm bảo cơ sở luôn tuân thủ đúng các quy định của nhà nước về GPMT.