Bản tin EHS

Ngày 30/09/2024, Bộ Công thương đã ban hành quyết định số 2600/QĐ-BCT Ban hành Kế hoạch giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng và quá trình công nghiệp thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương đến năm 2025 và giai đoạn 2026-2030.
Mục tiêu chính của kế hoạch là giảm phát thải khí nhà kính theo Đóng góp quốc gia tự quyết định của Việt Nam (NDC 2022) và Kế hoạch giảm phát thải khi mê tan đế năm 2030, đóng góp vào mục tiêu quốc gia về trung hòa carbon vào năm 2050.
Cụ thể, mục tiêu đến năm 2025, bằng nguồn lực trong nước, giảm phát thải khí nhà kính so với kịch bản phát triển thông thường (Business as Usual - BAU) là ít nhất 8,2% (tương đương 36,2 triệu tấn CO2tđ) trong lĩnh vực năng lượng và quá trình công nghiệp. Nếu có hỗ trợ quốc tế, mức giảm có thể đạt tối thiểu 36,4% (160,5 triệu tấn CO2tđ). Đến năm 2030, mục tiêu tương ứng là giảm ít nhất 9,0% (55,5 triệu tấn CO2tđ) và với sự hỗ trợ quốc tế, mức giảm có thể đạt khoảng 34,8% (213,7 triệu tấn CO2tđ).
Các biện pháp giảm phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lực và quá trình công nghiệp với các nhóm ngành như sau :
Nhóm biện pháp đối với sản xuất công nghiệp: thu hồi năng lượng từ nhiệt thải, tối ưu hóa quá trình đốt, sử dụng các thiết bị hiệu suất cao như lò hơi, lò nung, đèn chiếu sáng, máy nén khí, động cơ điện, hệ thống bơm, lắp đặt biến tần cho dây chuyền sản xuất, triển khai hệ thống quản lý năng lượng.
Nhóm biện pháp đối với khu vực gia dụng: sử dụng các trang thiết bị điện hiệu suất cao như điều hòa nhiệt độ, thiết bị làm lạnh, sử dụng đèn thắp sáng tiết kiệm điện, áp dụng thiết bị đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời, sử dụng nhiên liệu sạch hơn.
Nhóm biện pháp đối với công nghiệp năng lượng: phát triển phát triển các nhà máy điện năng lượng tái tạo như hệ thống điện mặt trời tập trung, điện mặt trời mái nhà, điện gió trên bờ và gần bờ, điện gió ngoài khơi, thủy điện, điện sinh khối, điện rác; phát triển tua-bin khí hỗn hợp sử dụng nhiên liệu hóa than trong nước, phát triển tua-bin khí hỗn hợp sử dụng khí hóa lỏng, phát triển công nghệ nhiệt điện siêu tới hạn và trên siêu tới hạn.
Nhóm biện pháp đối với quá trình công nghiệp và sử dụng sản phẩm: áp dụng công nghệ tốt nhất để giảm phát thải trong quy trình sản xuất các ngành lĩnh vực như sản xuất hóa chất, thép, sử dụng môi chất lạnh thân thiện với khí hậu.
Các biện pháp kỹ thuật và quản lý giúp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính trong lĩnh vực năng lượng và các quá trình công nghiệp.
Để thực hiện các giải pháp này, các doanh nghiệp cần lưu ý ưu tiên các hoạt động sau đến năm 2030;
Theo dõi và cập nhật cơ chế, chính sách và quy định pháp luật liên quan đến kiểm kê khí nhà kính (đặc biệt là các đơn vị thuộc danh mục cơ sở phải thực hiện kiểm kê KNK theo Quyết định 13/2024/QĐ-TTg), đo đạc, báo cáo, thẩm định giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
Nghiên cứu, góp ý xây dựng đề án thí điểm chương trình nhãn dấu các-bon tự nguyện cho các sản phẩm và hàng tiêu dùng.
Tuân thủ pháp luật về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Thúc đẩy, chuyển đổi phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo.
Chủ động ứng dụng các giải pháp sản xuất và tiêu thụ bền vững
Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cán bộ, công nhân viên chức trong quản lý phát thải khí nhà kính
Tham các chương trình giảm phát thải, truyền thông về biến đổi khí hậu, công khai báo cáo bền vững để tăng cường uy tín và trách nhiệm với môi trường
Xem toàn văn thông tư tại đây.